Phân loại và phương ngữ Tiếng Hachijō

Các phương ngữ tiếng Hachijō có thể được chia ra làm tám nhóm theo từng làng trên phó tỉnh Hachijō. Trên Hachijō-jima, có Ōkagō, Mitsune, Nakanogō, Kashitate, Sueyoshi; trên Hachijō-kojima, từng có Utsuki và Toriuchi; rồi đến phương ngữ của ngôi làng trên Aogashima. Quần đảo Daitō có lẽ cũng có phương ngữ riêng, song việc thiếu hụt thông tin làm ta khó chắc chắn. Ōkagō và Mitsune có phương ngữ rất giống nhau, Nakanogō và Kashitate cũng vậy. John Kupchik[6]Sở Nghiên cứu Quốc ngữ Quốc lập (NINJAL)[7] sắp xếp vị trí tiếng Hachijō như sau:

(Các phương ngữ khác không được NINJAL đặt trong tiếng Hachijō.)

Phương ngữ Aogashima và Utsuki vừa khá là khác nhau vừa khác với phần còn lại. Phương ngữ Aogashima có khối từ vựng khác biệt đáng kể cùng vài nét khác biệt ngữ pháp so với các phương ngữ khác. Trái lại, phương ngữ Utsuki lại có phần từ vựng giống phương ngữ Toriuchi và các phương ngữ trên Hachijō-jima, song lại trải qua vài biến âm đặc trưng như việc /ɾ/ và /s/ hợp nhất vào âm khác hay bị lược đi.[8][9]

Các phương ngữ trên Hachijō-jima được gọi là "Thượng Phản" (上坂, trên sườn núi) hay "Hạ Phản" (下坂, dưới sườn núi). Làng Ōkagō và Mitsune là "Hạ Phản," còn Nakanogō, Kashitate, Sueyoshi là "Thượng Phản"—dù phương ngữ Sueyoshi không gần gũi hai phương ngữ "Thượng Phản" kia lắm.[10]

Do không rõ tổng số người nói tiếng Hachijō, số người nói từng phương ngữ cũng không rõ. Khi Hachijō-kojima bị bỏ hoang vào năm 1969, một số người nói phương ngữ Utsuki và Toriuchi đã chuyển đến Hachijō-jima, song tiếng nói của họ đã có phần pha lẫn với của hai phương ngữ "Hạ Phản".[10] Vào năm 2009, phương ngữ Toriuchi có chí ít một người nói, còn Utsuki có chí ít là năm người.[11]